Khử mùi hôi trong tủ lạnh.

Tủ lạnh Bạn có thể dùng các cách sau để khủ mùi hôi trong tủ lạnh:
1. Khử mùi bằng vỏ quýt: Bạn hãy lấy 500g (nửa kg) vỏ quýt tươi, rửa sạch và lau khô vỏ quýt này. Bạn đem đặt ở nhiều chỗ trong tủ lạnh sau 3 ngày bạn có thể sẽ không còn cảm thấy mùi hôi trong tủ lạnh nữa.
2. Khử mùi bằng chanh: Có thể bạn dùng 1 hay 2 quả chanh sắc thành nhiều lát mỏng rồi đặt vào trong các tầng của tủ lạnh. Mùi hôi cũng sẽ bị hút hết vào những lát chanh này.
3. Khử mùi bằng trà khô: Bạn hãy lấy trà thơm (ướp hoa lại chẳng hạn) khoảng 50g (một chén), cho vào túi vải rồi cho vào trong tủ lạnh. Mùi hôi sẽ không còn nữa.
4. Khử mùi bằng giấm: Bạn hãy lấy một lọ thủy tinh cho một ít giấm vào đấy (không đậy nắp) rồi để vào trong tủ lạnh. Mùi hôi cũng sẽ không còn nữa.
5. Khử mùi bằng than củi: Bạn hãy lấy khoảng 1 khúc than củi khoảng 50g, đêm nghiền nát rồi cho vào túi vải đặt vào trong tủ lạnh. Than củi cũng khửi mùi hiệu quả!
Chúc bạn thành công!

Khử vết bẩn ở đáy nồi.

Đáy nồi

Khi gặp đáy nồi, ấm đun nước pha trà, hay bình trà.
1. Dùng vỏ khoai lang : Bạn hãy lấy một ít vỏ khoai lang nấu sôi nước lên, vỏ khoai lang sẽ hút được cặn bám nới đáy nồi.
2. Dùng nấu trứng : Bạn lấy nồi nấu trứng (luộc trứng) khoảng 2-3 lần thì cặn nồi sẽ tự mất.
3. Dùng nấu khoai lang: Bạn lấy nồi nấu khoai lang trắng. Vớt khoai ra ăn, để lại nước trong nồi khoảng 8-10 giờ, cặn sẽ tự hòa tan.
Chúc bạn thành công!.

Khử mùi hôi ở tay.

Bàn tay

Mùi hôi ở tay có nhiều nguyên nhân:
1. Tay có mùi hôi của tỏi : Bạn có thể dùng bã cà phê (phần bã còn lại khi pha cà phê phim) để chà rửa.
2. Tay có mùi hôi của hành tây : Bạn có thể dùng rau thơm để chà sát rồi rửa lại với nước sạch.
3. Tay có mùi hôi tanh do cá : Trước hết bạn nên dùng muối để chà sát rồi mới rửa với xà phòng và nước sạch.
4. Tay có mùi thuốc tẩy : Bạn hãy pha một ít giấm vào trong nước rồi rửa.
5. Tay có mùi hôi thúi : Bạn có thể dùng lá mãn cầu để chà sát rồi rửa lại với nước sạch.
Chúc bạn thành công!.

Khử vết bẩn là lòng đỏ trứng.

Lòng đỏ

Vết bẩn là lòng đỏ trứng.
1. Dùng bàn chải tẩm BenZine : Chải nhẹ vào vết bẩn rồi xã lại bằng nước lạnh.
2. Dùng nước và xà phòng : Bạn dùng khi quần áo của mình bằng chất liệu Nilông.

Chúc bạn thành công!.

Khử vết bẩn là lòng trắng trứng.

Lòng trắng

Vết bẩn là lòng trắng trứng.
1. Dùng Oxygénée : Trước khi chà Oxygénée lên vết bẩn, bạn hãy ngâm vào nước ấm rồi hãy dùng Oxygénée để tẩy.
2. Dùng Amoniaque : Nếu quần áo của bạn làm bằng chất liệu Nilông, bạn hãy ngâm quần áo vào nước ấm pha Amoniaque tỉ lệ 10% (so với nước). Sau đó, bạn xả lại bằng nước sạch.

Chúc bạn thành công!.


Khử mùi hôi trên đồ dùng

Khử bẩn trên đồ dùng bằng gỗ.

Đồ gỗ

Vết bẩn trên đồ dùng bằng gỗ rất khó loại bỏ. Nhưng bạn vẫn có thể làm theo 2 bước rất hiệu quả:
1. Hòa bột thành dung dịch : Xoa lên bề mặt bị bẩn cần khử. Sau đó!
2. Ngâm đồ dùng bằng gỗ đó qua đêm : Sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch. Vết bẩn sẽ không còn nữa!

Chúc bạn thành công!.

Khử mùi hành dính dao.

Dao

Khi dao bạn đã sắc hành, mà bây giờ bạn định dùng dao để sắc bánh, trái cây,..mùi hành sẽ để lại ở trái cây, bánh,...vậy làm sao để khử mùi hôi hành?
* Dùng cà rốt để khử : Bạn hãy sắc lấy vài lát cà rốt mỏng, sau đó bạn hãy chà lên lưỡi dao. Nếu chà lát này không hết bạn hãy chà bởi lát khác.
Chúc bạn thành công!.

Khử vết bẩn trên đồ nhôm.

Đồ nhôm

Đồ nhôm dùng lâu ngày bạn sẽ thấy chúng không còn bóng mà trở nên sẫm đen.
* Dùng mai mực nang để khử : Bạn hãy dùng mai mực nang để xoa rửa, chỉ cần xoa nhẹ mấy lần là sản phẩm nhôm sẽ sạch bóng như mới.
Chúc bạn thành công!.

Khử vết bẩn trên đồ nhựa.

Đồ nhựa

Đồ nhựa dùng lâu ngày bị dính bẩn hay đống bợn làm sao để tẩy rửa?
* Dùng kiềm, giấm hay xà phòng : Bạn hãy dùng vải tẩm kiềm (dung dịch kiềm), giấm hay xà phòng tẩy vết bẩn trên đồ nhựa rất hiệu quả.
* Chú ý: Không nên dùng bột tẩy, vì làm mất độ bóng của đồ nhựa.
Chúc bạn thành công!.

Khử vết cháy nồi nhôm.

Nồi nhôm

* Vết cháy trên nồi nhôm: Khi bạn dùng nồi nhôm để nấu cơm hay rang thức ăn bị cháy. Làm sao để khử vết cháy đó?
Sau khi nấu hay làm thức ăn bằng than củi, bạn lấy phần củi cháy đỏ đó đem ra khỏi bếp rồi dùng nước dập tắt liền. Nghiền nát phần than để chà sát đáy nồi hay lấy lõi than đó để xoa lên. Cho dù bị cháy to hay dày bao nhiêu đi nữa cũng rửa sạch. Đáy nồi sẽ sánglên như cũ thôi!
* Lưu ý: Bạn cũng có thể dùng than củi mua ngoài chợ.
Chúc bạn thành công!

Khử bẩn nồi đất.

Nồi đất

* Vết bẩn trên nồi đất: Khi bạn dùng nồi đất để làm cá kho, nấu thuốc,..bị cặn hay bẩn thì làm sao?
Bạn có thể lấy phần nước vo gạo để ngâm nồi. Tiếp đó bạn lấy nồi nước đó nấu sôi. Tắt lửa, bạn hãy lấy bàn chải để chải qua chải lại cho đến khi sạch. Dùng nước sạch để rửa lại là xong!
* Lưu ý: Bạn cẩn thận khi dùng chải khi nồi nước đang nóng.
Chúc bạn thành công!

Khử cặn ấm nhôm.

Ấm nhôm

* Khử cặn ấm nhôm: Thông thường thì chúng ta vẫn dùng ấm nhôm để đun nước sôi. Bây giờ, ấm bị đóng cặn thì phải làm sao?
1. Bạn lấy 1 muỗng sô đa cho vào ấm nhôm, đun cho sô đa trong ấm hâm nóng khoảng 2-3 phút. Có thể khử được vết cặn đó!
2. Bạn cũng có thể đun ấm không nước với lửa nhỏ cho đến khi ấm kêu lẹt dẹt. Lấy ngay ấm ra cho cho nhanh vào chậu nước lã, chờ nguội, đỗ nước lã còn trong ấm ra rồi làm tiếp lần 2. Cũng có thể trừ được cặn!
* Lưu ý: Bạn cẩn thận khi dùng cách 2.
Chúc bạn thành công!

Khử cặn trà.

Trà

*Ấm pha trà hay bình trà : Dùng lâu ngày sẽ đóng một lớp cặn trà nhìn rất mất thẩm mỹ.
Bạn có thể dùng xà phòng, bột tẩy, kiềm, muối để sát rửa hoặc bạn dùng vải thấm kem đánh răng để rửa. Cặn trà sẽ biến mất!
* Lưu ý: Kem đánh răng có thể nhanh và tiện nhất .
Chúc bạn thành công!

Pagination

Nên tránh

Không nên dùng đồ Inox pha đựng thức ăn lâu ngày.

Dụng cụ Inox

* Không nên dùng dụng cụ bằng inox pha hay dụng cụ dễ sét để đựng thức ăn lâu ngày :
Nếu không có thời gian rửa ngay có thể dùn khăn để lau khô, không nên để ướt. Sẽ dễ bị rỉ sét!
Không nên ngâm dụng cụ Inox trong nước.
Nếu dụng cụ rửa chén bát bằng Inox đựng nước để rửa chén. Khi rửa xong nên úp hay máng lên để dụng cụ mau ráo nước.
Khi rửa dụng cụ bằng Inox không rỉ không nên dùng vật cứng để cọ rửa mà hãy dùng giấm ăn bôi lên vết bẩn sẽ rửa sạch dễ dàng.
* Lưu ý: Khi dụng cụ bằng Inox pha bị rỉ sét.
Chúc bạn thành công!

Khử vết cháy đồ sứ.

Đồ sứ

* Khử vết cháy trên đồ bằng sứ:
Lấy đồ sứ bị cháy cho vào nồi. Đổ ngập nước và cho một ít muối. Sau đó, bạn cho nồi lên bếp đun nóng và ngâm khoảng 30 phút. Cuối cùng bạn hãy rửa lại với nước lã.
* Lưu ý: Để rửa đồ sứ dùng bắt nước vỏ chanh. Ngâm nhiều giờ có thể rửa sạch. Có thể dùng hỗn hợp giấm và muối để rửa.
Chúc bạn thành công!

Phối hợp huyệt để chữa bệnh.

Bệnh Huyệt Phối Hợp Thực hiện
Tinh lực suy giảm. Quan xung, thiếu xung và thiếu trạch. Liên tục ấn nhẹ vào những huyệt này.
Loét dạ dày. Đa hãn điểm. Liên tục ấn nhẹ vào.
Hô hấp. Thiếu thương. Ấn nhẹ vào huyệt này.
Tiêu hóa. Thương dương. Dùng kẹp phơi đồ.
Gan và Mật. Quan xung. Ấn đi ấn lại nhiều lần.
Nhức vai. Hợp cốc Ấn mạnh.
Tiêu chảy. Hung phúc khu Ấn và mát-xa.
Đau đầu. Tâm nguyệt và đại lăng Dùng vật nhọn ấn mạnh.
Mụn. Hợp cốc Vật nhọn kích thích.
Đau răng. Thận nguyệt Tăm xỉa răng kích thích.
Bạc tóc Thận huyệt và mệnh môn. Kiên trì và kích thích nhẹ.
Trĩ. Hội âm điểm Kích thích bằng đầu thuốc lá đang cháy.
Đau khớp. Hổ kim thốn và dương trì Kích thích nhẹ và mát-xa 5 ngón tay.
Đau lưng. Hậu thoái khu Kích thích nhẹ.
Viêm mũi mãn tính. Hợp cốc Kích thích mạnh hoặc dùng đầu thuốc lá.
Chóng mặt. Quang xung và nhĩ hầu khu Kích thích chậm trong thời gian dài.
Chúc bạn thành công!

Nhận biết huyệt.

Huyệt Vị trí
Thiếu xung. Nằm dưới móng ngón út hơi lệch về bên phải.
Thiếu trạch. Nằm dưới móng ngón út hơi lệch về bên trái.
Quan xung. Nằm dưới móng ngón danh.
Thương dương Nằm dưới móng ngón trỏ.
Đa hãn điểm Nắm bàn tay lại(tự nhiên), ngón danh chạm vị trí nào. Đó là đa hãn điểm.
Chúc bạn thành công!

Khử mủ mít dính tay.

Mủ mít dính tay

* Cách khử mủ mít dính tay:
 1. Dùng dầu hỏa: Bạn có thể tẩm dầu hỏa vào mảnh vải nhỏ rồi lau chùi tay. Mủ sẽ tróc ra ngay! Dùng nước rửa để rửa tay thêm lần nữa để không còn mùi hôi của dầu hỏa.
 2. Dùng hạt lạc (đậu phộng): Bạn hãy nhai hạt đậu phộng sống rồi dùng nó để xoa lên vết mủ mít. Sẽ tróc ra đó bạn!
 3. Dùng cám: Cám làm thức ăn cho gia súc gia cầm! Bạn hãy lấy tay dính mủ nắm lấy cám. Cho cám dính xung quanh mủ, rồi chà sát như tay này chà tay kia cho cám tróc ra khỏi tay. Theo đó mủ mít cũng tróc ra khỏi tay. Xem thêm
* Lưu ý: Cám và đậu phộng không để mùi hôi khó chịu như dùng dầu hỏa.
Chúc bạn thành công!

Tẩy rửa

Nghi lễ cưới hỏi.

Cách lau chùi vật dụng, nữ trang, đá quý

Làm mới vật dụng